Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Sớm mùa thu

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Nhẹ chân bước trên con đường quen thuộc
Lòng bình yên tựa cơn gió mua thu
Phố vẫn vậy, con đường xưa vẫn vậy
Hương hoa sữa cuộn theo bước chân ta

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Những căn nhà không khung

Trời đổ cơn mưa đầu thu, một cơn mưa lạnh đầu tháng 10. Đi dưới mưa một đoạn đường, cuối cùng tôi cũng thấy một quán nước nhỏ ven đường. Vậy là có chỗ chú chân, uống ly trà nóng cho ấm bụng. Cái thứ trà đá, nhân trần vỉa hè này nhiều báo chí đã kêu ka về mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng rồi đâu lại vẫn đó, không ai đưa ra biện pháp / hành động gì, mọi thứ lại y nguyên như thưở ban đầu.

Dưới mưa rét, căn nhà cao tầng đối diện vẫn tiếp tục hoàn thiện. Muốn xây một căn nhà, đầu tiên phải có mong muốn của chủ nhân, rồi từ đó lập thiết kế, từ thiết kế lập p/á thi công. Khi thi công phải từ làm móng, đóng cọc, dựng dầm tạo khung, rồi tới khi căn nhà thành hình thì mới hoàn thiện. Cái này hỏi công nhân xây dựng nào họ cũng biết.

Các công trình khác trong cuộc sống cũng vậy, bắt đầu từ mong muốn /ham muốn, rồi lập thiết kế, lập kế  hoạch vạch ra lộ trình thực hiện, đạt kết quả sơ khai rồi hoàn thiện tới cuối cùng. Lại nhắc lại là cái này một công nhân xây nhà cũng biết. Vậy mà nhiều người lại đi ngược lại, dựng thiết kế sơ sơ, vừa làm vừa tô vẽ sao cho vừa mắt, đến lúc trông kha khá đẹp thì hóa ra nó lại sai mất mục đích ban đầu. Thế là lại sửa thiết kế 1 chút, rồi lại tô vẽ. Và cái mớ bùng nhùng đó cứ tiếp diễn mãi.

Vì sao ?

Cách làm ngược do nhiều nguyên nhân: tư duy lộn xộn, ham ăn xổi, bệnh chủ quan, bệnh thành tích, ... túm lại là nhiều bệnh lắm. Nhưng sửa nó không dễ, bởi đã trình độ cao thì sẽ thường mắc thêm bệnh bảo thủ, và năng khiếu ngụy biện. Mà đôi khi không phải là ngụy biện, họ thực sự tin là họ đang làm đúng.

Lừa người khác không nguy hiểm bằng tự lừa chính mình. Nhưng đâu có dễ để nhận ra, đâu có dễ để nhận ra, đâu có dễ để có được suy nghĩ đơn giản người công nhân xây dựng kia.

Đôi khi, nghĩ đơn giản lại hiểu được những thứ phức tạp.
'Take it easy'

---Hà Nội một ngày đầu thu ----


Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Văn hóa ném đá và phê bình lấy lệ


Văn hóa ném đá
Không biết từ bao giờ hình thành thuật ngữ "ném đá". Cứ có gì mới lạ, không cần biết hay hay không là mọi người hụ nhau cùng búa rìu, mà gọi đúng thuật ngữ là "ném đá".

Thời trung cổ, phạm nhân trọng tội bị trói, cho ném đá tới chết. Lúc xảy ra xô xát, người ta cũng dùng đá ném nhau bươu đầu mẻ trán. Từ lịch sử đã thấy từ ném đá gắn với sự thù ghét, tiêu cực. Tới thời hiện đại có thêm khái niệm "ném đá tập thể" "ném đá cho vui".

Vậy là cứ có cơ hội là cả làng nước lại hò zô ta đi ném đá. Người ném đá thì vui, nhưng lâu dần cũng chả còn vui vì họ hành động theo trào lưu, có kịp cảm xúc gì đâu mà vui. Còn người bị ném đá thì tha hồ lãnh hậu quả

Từ chuyện ném đá, châm chọc người khác lại vắt sang chuyện góp ý, phê bình. Một đằng là tiêu cực đả phá, 1 đằng là góp ý xây dựng, ấy vậy mà không phải vậy.

Phê bình lấy lệ
Thường khi xây một cái nhà, quan trọng nhất là lên thiết kế móng, khung, thiết kế không gian. Rồi sau đó mới tới công đoạn xây, sửa, hoàn thiện.

Vậy mà nhiều cái nhà xây gần xong, đang sơn tút tát hoàn thiện lại có người quay lại góp ý nên chỉnh lại khung, sửa lại móng. Gia chủ mà thiếu tỉnh táo là bị mấy siêu nhân góp ý này quay cho tít mù.

Thêm một cái hay là họ tham gia từ đầu, nhìn cái thiết kế móng, khung thì lờ đi vì đâu có hiểu mà tham gia trực diện.

Rốt cục phê bình và góp ý vốn để cùng cải tạo mọi thứ lại trở thành lấy lệ để một số người thể hiện vẫn còn có họ.


Văn hóa ném đá, phê bình lấy lệ tuy khác nhau nhưng cùng biểu hiện một cách sống ngày càng hời hợt hơn, thiếu đi cảm xúc, cái tôi của mỗi cá nhân. Đánh mất chính mình mới là mất tất cả, thật đó


Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Bụt chùa nhà

(Bài viết về các giá trị quanh ta, gần xa, xa gần)

Tôi có một nhóm bạn cũ ra thăm HN, muốn tìm một địa điểm ấm cúng, không ồn ào để bạn bè lâu ngày gặp nhau tiện trò chuyện. Dám chắc đội này lại đọc sách báo ở đâu đó về Hà Nội cổ kính.

Không sao, tôi sẽ chiều các bạn. Bộ nhớ chứa đầy thông tin của tôi cũng được dịp sử dụng. Chà, một quán cũ trên phố cổ, một quán cafe sách ở góc phố Nguyễn Du, quán nhạc Trịnh trên ngõ nhỏ Ngô Tất Tố, ...cuối cùng địa điểm được chọn là một quán trà gần nhà. Quán có vườn cây, rộng thoáng, không gian được bài trí khéo để tạo cảm giác ấm cúng. Tuy mình không biết gì về trà đạo nhưng về không gian, địa điểm như vậy là đạt yêu cầu.

Trời bắt đầu vào thu, mưa lất phất và không khí hơi se lạnh. Cuộc trò chuyện bắt đầu bằng việc cập nhật thông tin về cuộc sống mỗi người, tiếp đến là chuyện kể về những nơi các bạn đã tới trong vài ngày ở tại HN. Từ lăng, đền, thành cổ, bảo tàng, làng nghề,... đều được kể say sưa, mô tả với những cảm nhận riêng.

Lạ thật, tôi đều đã tới những nơi này, nhưng cảm nhận không sâu sắc bằng các bạn, tôi đã bỏ sót gì chăng ?

Về phần mình, tôi hứa sẽ dẫn các bạn qua những con phố đêm vắng lặng, đi dưới hương hoa sữa nồng nàn, ghé những quán nhỏ ven đường,... những nơi bình dị mà các bạn không thấy trên sách báo.

Những lúc bạn bè vui gặp nhau thì thời gian trôi thật nhanh, quán vẫn đông khách nhưng đã tới giờ đóng cửa. Hà Nội là vậy, quán không được mở quá khuya. Cũng nên để các bạn về nghỉ lấy sức, để ngày kế tôi còn thực hiện lời hứa của mình.

Tôi trở về nhà, mang theo mình một chút băn khoăn.

Tại sao mình đã tới những nơi đó nhưng lại bỏ sót nhiều như vậy ?

Những giá trị tồn tại quanh ta, gần ta thường ít được chú ý hơn. Trái lại, chúng ta mở lòng mình, háo hức với những giá trị ở xa, từ những nơi lạ lẫm. (Thật may tìm được từ 'giá trị' có lẽ bao quát được khá rộng.)

Mọi người đều sống hối hả, có thời gian nghỉ thì đi du lịch tỉnh khác, có thời gian và kinh tế tốt hơn thì du lịch nước ngoài, bỏ lỡ nhiều cái đẹp ngay tại nơi họ sống.

Cuộc sống vẫn vậy, chúng ta sống tự nhiên & bỏ sót rất nhiều, những giá trị cũng tồn tại quanh ta, ở gần, ở xa, và cũng sẽ mất đi rất tự nhiên nếu không được gìn giữ.

Phật chỉ có một, Phật tại tâm, đâu có phật chùa lớn thiêng hơn phật chùa nhỏ, đâu có phật chùa xa thiêng hơn chùa gần

Giá trị tốt đẹp nhất nằm trong mỗi con người.

PS: uống trà đặc mất ngủ hơn uống cafe.




Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Hà Nội - một thành phố lạc quan

Hà Nội chịu ảnh hưởng bão, mấy ngày liên tiếp trời mưa không ngớt. Kết quả là đường phố ngập úng & có thêm nhiều cảnh lạ để xem. Hôm nay bão đã tan, đường phố lại bình lặng như trước.
Vài dòng nhớ lại những ngày mưa:

Oh hô Hà Lội phố
Ta còn đâu ngày mưa dầm
Ta còn đâu những con đường ngập nước
Con đường đó, thật nhiều kỳ lạ
Úp nơm đánh các, thồ xe qua mương
Ủn đít ô tô, mò vớt biển số

Oh hô Hà Lội phố

Tan bão rồi, tan bão rồi
Ta còn đây, một thành phố lạc quan 







Ta còn đây, một thành phố lạc quan

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Đường đi và lựa chọn


Hôm nay, lúc tôi ra lấy xe thấy một việc rất lạ.

Từ chỗ lấy xe ra cổng có 2 con đường, một con đường thẳng xuôi ra cổng rất đông người xếp hàng chờ đợi, một con đường khác thoáng hơn hẳn nhưng phải quay xe đi ngược một đoạn.

Tôi hỏi một người đang đứng xếp hàng chờ
- Sao em không quay lại đi đường kia nhanh hơn.
- Sắp đến nơi rồi anh.

Cuộc sống cũng vậy, có nhiều con đường, có con đường xa hơn, ngược hơn, vất vả hơn lúc đầu nhưng mang lại thành quả về sau, quan trọng chúng ta có dám thay đổi.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Vài suy nghĩ về thời gian

Hôm nay thấy đứa bạn kêu ca về tuổi tác, về những việc chưa làm được, về việc nó đã mất đi cảm giác có thể làm mọi thứ.

Thời gian làm quên đi những nỗi buồn, nhưng cũng làm mòn đi khát vọng, mơ ước, làm nhạt nhòa bao kỷ niệm.

Thời gian trôi nhanh, ai cũng muốn níu giữ, đâu có ai thành công.

Hãy để thời gian vẫn trôi, quan trọng là giá trị của cuộc sống, của hành trình ta đã đi qua đã ngấm vào trong ta & trở thành 1 phần con người ta.

Dù thời gian trôi qua, vẫn phải tiếp tục giữ niềm tin, tiếp tục theo đuổi ước mơ, đó là cách ta sống không hối tiếc.

Về chủ đề thời gian, có một câu chuyện ngắn khá hay mang tên "Quán thời gian", rất tiếc không thấy ghi tên tác giả

--
Quán thời gian


Quán vắng, mưa khuya, đèn vàng hiu hắt, có khách lạ bước vào hỏi chủ quán: "Quán ông bán gì?"

- Tôi bán thời gian, tôi bán ký ức. Đây là QUÁN THỜI GIAN.

- ...

- Anh mua không, tôi bán cho những năm tháng ấu thơ, thuở còn đầu trần đội nắng, chân đất dũi sỏi, lang thang đầu làng ngõ xóm hái quả duối chín, nhai lá dâu da xanh, bứt cánh hoa râm bụt gắn làm râu như diễn tuồng, hái quả mồng tơi bôi cho tím má cô láng giềng, bẻ cành tre, cắt tàu lá chuối dựng lều. Tôi bán cho những buổi chiều vàng trên dòng sông Kinh Thầy, mặt trời đỏ rực cũng xuống sông tắm mát cùng đám trẻ. Tôi bán cho vị ngọt ngai ngái của củ sen vừa mới bới lên từ lớp bùn sâu; vị ngọt đắng của nhân sen già bóc từ cái bát sen khô héo; vị ngọt dịu của bát canh cua, canh hến... Anh mua không, tôi bán cho vị ngọt đắng của tuổi thơ?

- ...

- Anh mua không, tôi bán cho thời niên thiếu, ngày đạp xe Phượng Hoàng 7km tới trường, đường anh đi bốn mùa sẽ là mạ xanh vào vụ, lúa sớm thoảng hương, lúa chín ngào ngạt, hay gốc rạ điêu tàn. Tôi bán cho những ngày thư tay nhét hộc bàn, lời tình thơ ngây trao nơi cuối mắt, tâm tình là lúc học nhóm ôn bài... Tôi bán cho những lo âu trước kỳ thi, những man mác kỳ nghỉ hè, những xôn xao trước kỳ nghỉ tết.

-...

- Anh mua không, tôi bán cho ngày anh biết anh làm người, là khi anh ý thức được bản thân anh, anh sống đúng con người anh. Tôi bán cho những con đường quanh co lối mòn hoa dại nở, buổi chiều chìm xuống những đôi vai bên bờ sông lộng gió, hay buổi sáng lang thang trong cái giá buốt của biển ồn ào, biển không cho lòng người yên chút nào. Tôi bán ly cà phê sáng khi nắng vẫn còn mê ngủ, tôi bán cuộc tình muộn nhưng đẹp như thuở ban đầu...

- Tôi muốn mua, tôi phải trả ông bao nhiêu?

- Tôi không đổi thời gian lấy tiền.

- Vậy tôi phả trả ông bằng cái gì?

- Bằng phong sương, bằng cát bụi vương trên áo anh, bám vào gót giày anh. Nhưng tôi không lấy nếu anh cởi áo, tháo giày mà giũ chúng ra. Tôi chỉ lấy khi chúng đã thấm vào anh, chúng trở thành anh và anh trở về với chúng.

- Vậy thì tôi chưa có đủ, nhưng tôi sẽ có đủ. Tôi phải lên đường ngay, mới kịp. Mau lên đi, thời gian như chiếc bóng. "Mau lên đi, mùa chưa ngả chiều hôm".

Gửi Lai Châu (thơ trần Mạnh Hảo)


Tình cờ lại gặp lại bài này, một bài thơ đã khiến nhiều người yêu Tây Bắc vì nó, khiến một vài người đã sởn da gà khi được nghe đọc lần đầu trong 1 bữa rượu, 1 Tây Bắc kỳ vĩ và bí ẩn

--

Gửi Lai Châu(thơ  trần  Mạnh Hảo)

Trái tim đập không một ai nhìn thấy
Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu
Hoa ban nở thành người con gái Thái
Đám mây bay trong thau nước gội đầu.

Nơi sông Đà vặn mình rung núi
"Lối Ma Ly Pho là sợi chỉ xuyên qua xống váy mèo"
Thị xã nhỏ như chiếc áo cài trên ngực đất nước
Núi hai đầu mây đến đá lông nheo

Nơi con thác giữ nụ cười em lại
Tiếng Thái thương như cầm được giữa tay mình
Tóc em đó như mùa màng gặt hái
Mỗi cái nhìn ẩn chứa một bình minh.

Nơi ngủ dậy núi đã đầy trong mắt
Trong chiêm bao còn vọng tiếng nai chiều 
Tiếng ngựa thồ gõ vào mây rậm rịch
Em gội đầu để suối suốt đời reo.

Nơi em về bản Chi Luông, bản Xá
Hoa rừng thơm như có kẻ theo cùng
Bản mới dựng mắt em là chiếc lá
Rơi bập bùng chân cứ muốn đi chung.

Nơi vách đá còn ghi bia Lê Lợi
Lịch sử ngược sông Đà, nước réo tiếng gươm xưa
Em đứng đó mỉm cười khi anh hỏi
Như hoa ban chỉ nở lúc sang mùa.

Nơi dấu tích còn ghi thời thống khổ
Cô gái xòe xưa lao mình xuống sông Đà
Chỗ em khóc sân vua Đèo giờ biếc cỏ
Anh đi tìm nước mắt gặp lời ca.

Anh đã gặp những con người như lửa
Giấu khói lửa đi như thời bếp Hoàng Cầm
Điện Biên của mọi người dành riêng em điệu múa
Những đời thường nhập lai hoá nhân dân

Lai Châu của lúa thơm sắn ngọt
Của tình em cho thị xã trăng rằm
Của ngọn gió kéo mặt trời qua dốc
Tiếng khèn Mèo làm suối cứ băn khuăn.

Anh xin mang tiếng sông Đà về với biển
Để lòng em tìm lại buổi ban đầu
Em đứng đó mây ven trời vô kể
Để suốt đời anh mắc nợ Lai Châu...

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Chinh phục Tây Côn Lĩnh huyền thoại

Đã hơn 1/2 tháng kể từ ngày chúng tôi hoàn thành hành trình chinh phục Tây Côn Lĩnh.

Khi trở về tới HN, tôi đã muốn viết lại hành trình, viết để chia sẻ, viết để giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ đã qua, viết ngay và luôn để những khoảnh khắc đó không bị quên lãng dần theo thời gian . Nhưng công việc bộn bề, cuộc sống hối hả kéo dài cái ngay và luôn đó tới 1/2 tháng sau.

Tôi viết bài này trong 1 đêm HN mưa lớn, tôi đi mà như bơi để về được tới nhà, mặc áo mưa mà vẫn ướt như không.
Ngày này Nick Vujicic tới HN nói về nghị lực sống.
Trước đó 1 ngày, miền Nam mất điện do 1 xe cần cẩu quệt vào đường dây tải điện 500KV

Lại lan man, về chuyến đi này, trước khi bắt đầu chuyến đi, các thành viên trong đoàn đều nao lòng vì những câu truyện kể về nóc nhà Đông Bắc huyền thoại - đỉnh Tây Côn Lĩnh.

Trong một hành trình, không chỉ quan trọng đích chúng ta đã tới, mà hành trình ta đã qua cũng quan trọng không kém. Với chúng tôi cũng vậy, đặt chân tới đỉnh TCL là một cột mốc trong hành trình, còn chặng đường đã qua mới thực sự để lại nhiều kỷ niệm trong lòng mọi người.

Lộ trình chúng tôi đã đi

  • Ngày 1: HN - Bắc Hà
  • Ngày 2: Bắc Hà - Xín Mần - Cốc Pài - Vinh Quang- Tân Tiến - Túng Sán - thôn Chúng Phùng
  • Ngày 3:  Bắt đầu leo đỉnh Tây Côn Lĩnh
  • Ngày 4:  Lên đỉnh Tây Côn Lĩnh, quay về Vinh Quang
  • Ngày 5: Vinh Quang - Hà Nội

--
Ngày 1
Ngày đầu tiên, đoàn gặp 1 đoạn đường bị sạt lở trên đường tới Lào Cai. Xe tải, xe con, xe máy đều phải xếp hàng dài chờ đợi. Không chịu lùi bước, cả đoàn đã tìm một con đường tắt đi qua đồi chè, qua 1 cánh rừng trồng để tránh đoạn ùn tắc - con đường này dân địa phương nói "không thể đi xe máy được".


Dọc đường đi là những thửa ruộng xanh mướt xen với những quả đồi trụi cây, chỉ còn trơ đất
'Đường ta đã qua, chìm khuất chân trời', đoạn đường lên Bắc Hà có những đoạn đèo dài khá đẹp

Tới Bắc Hà, đoàn nghỉ chân tại nhà sàn Thái Khẩn, nhà sàn khá đẹp với khuôn viên rộng bao quanh, chủ nhà nhiệt tình hiếu khách.

Buổi tối, đoàn được bác chủ nhà sàn chiêu đãi nhiều loại rượu quý ( nhân sâm, tam thất, tay gấu, ...)
Rượu ngon có bạn hiền, các thành viên trong đoàn trổ tài văn nghệ & kể chuyện hài làm mọi người quên cả thời gian. Điểm mặt các văn nghệ sỹ gồm Toàn tử tế & Hưng biết điều tới từ đường 5, mèo mập tới từ Quảng Trị, Linh so ciu tới từ Vinh city, Nhỡ tới từ HN, ....

Sau bữa tối, các thành viên quay về nhà sàn tiếp tục trò truyện tới khuya & đêm ngủ mơ về phiên chợ Bắc Hà sắp diễn ra vào sáng hôm sau.
Ngày 2
Cả đoàn dậy sớm đón bình minh & hái mất 1 góc vườn đào của bác chủ nhà sàn.

Chuyến dạo thăm phiên chợ Bắc Hà bắt đầu






 Xôi ngũ sắc


 Rượu ngô
Thảo dược
 Thắng cố ngựa



Dạo chợ phiên Bắc Hà, cả đoàn được ngắm các trang phục độc đáo của đồng bào vùng cao, thêm hiểu về văn hóa & con người,  ăn thắng cố ngựa, chọn mua 1 số đồ thủ công làm quà cho bạn bè, được ăn 1 loại kem mà người bán rao với khách Tây là "Việt nam ai-cờ-rim" :D

Chặng đường tiếp theo: Bắc Hà - thị trấn Vinh Quang

*Trước khi rời Bắc Hà, đoàn ghé thăm dinh vua mèo Hoàng A Tưởng

Đoạn đường từ Bắc Hà tới Vinh Quang có nhiều cảnh đẹp

Nhưng 'đường ta sẽ qua, nào ai biết tới' . Hơn 20km đầu tiên của con đường khá xấu, toàn sỏi đá.


Kỳ vĩ của núi rừng
& những con người khắc khổ
Đoàn dừng chân ở Vinh Quang để mua vật dụng cần thiết cho chuyến leo rừng sắp tới.

Một chút dốc, một chút gió bụi, một chút gập ghềnh trên đường đi từ Bắc Hà tới Vinh Quang chỉ là khởi đầu cho những vất vả chúng tôi sắp trải qua.

Vinh Quang - Túng Sán - thôn Chúng Phùng: chặng đường thử thách
Chúng tôi khởi hành từ Vinh QUang lúc trời bắt đầu tối.
Theo dân địa phương, đường khá khó đi, bảo mọi người nên nghỉ lại để sáng hôm sau đi.

'đường đi khó đâu vì ngăn sông cách núi
đường đi khó bởi lòng người ngại núi e sông'

Một chút khó sao phải ngại. Cả đoàn chuẩn bị tinh thần cho 1 cung đường vất vả & tiếp tục đi. Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng mọi người đều không ngờ đến những gì đang chờ đợi mình. Chúng tôi được chào đón bởi bóng tối, những con đường đang thi công dở, rồi chạy xe trên những con đường ven sườn đồi vốn chỉ dành cho dân bản địa đi bộ thăm ruộng. 


Không sóng điện thoại, không biển chỉ đường, con đường mọi người đang đi chỉ theo lời chỉ đường của một người dân dưới chân núi.
Dừng chân giữa đường để nghỉ ngơi, cả đoàn mới rõ bên phải là ruộng bậc thang, đi chỉ sơ sẩy 1 chút là sẽ rơi xuống theo bờ ruộng khá cao.
Đường sóc làm con dream chiến của tôi đã bị rơi mất chìa khóa từ khi nào. Tôi nháo nhác đi tìm chìa. Một thành viên thấy xe vẫn nổ máy đã tốt bụng cắm chìa khác vào và tắt hộ máy để khỏi tốn xăng. Thôi xong, tắt được nhưng thử mở thì không chìa nào mở được. Nếu không nổ máy được thì chỉ còn cách tháo yếm ra để đấu dây điện trực tiếp. Sau 15p tìm kiếm không có kết quả, bác Toàn tử tế đã đoán chìa mắc yếm xe & giúp tôi thoát khỏi 1 tình huống oái oăm.

Đi qua bao con dốc thẳng đứng, gồ ghề đất đá, rồi điều tốt đẹp đã tới, cả đoàn gặp một thanh niên đang phóng minsk xuống. Anh ấy chính là người dẫn đường chúng tôi đã liên hệ. Mọi người mừng vui 'nhà anh ấy gần đây rồi, đã tới điểm dừng chân'.....

~1000m cuối: thử thách again
Nhưng ........mọi việc không như mơ, người dẫn đường báo 'đi lên nhà anh khó đi hơn đoạn vừa rồi'.
Vậy là vui thật rồi. 
Rồi vất vả cũng qua, các xe đều lên tới nơi an toàn.

Cả đoàn nhanh chóng nấu nướng trong bóng đêm, dưới vài ngọn đèn pin, ăn bữa tối lúc nửa đêm, ngủ lăn lóc trên sàn nhà của người dẫn đường,  tiếp tục mơ về đỉnh Tây Côn Lĩnh



Ngày 3: Leo đỉnh Tây Côn Lĩnh
Rừng Tây Côn Lĩnh đón chào đoàn với một trận mưa như bão. Tuy đã đặt đồng hồ để thức sớm nhưng nhiều thành viên vẫn ngủ tiếp vì nghĩ đợi mưa tạnh. Cho tới khi người dẫn đường thông báo vẫn khởi hành bình thường mọi người mới chịu tỉnh giấc. 

Cảnh buổi sớm khởi động cho 1 hành trình đẹp:

Luộc chút trứng ăn chống đói khi leo rừng :(
Hành trình khám phá khu rừng hoang sơ bắt đầu 
Chặng 1: Tới lán người trồng thảo quả
Đường đi khó, cần gậy trúc để thêm vững bước & để đánh rắn nếu gặp, nhưng suốt chặng đường không thấy con rắn nào hết

Ta đi qua nghĩa địa lính pháp

qua những thân cây cổ thụ ngàn năm
qua rừng thảo quả

qua nơi cây cối rậm rạp chưa có dấu chân người

 Rồi nghỉ chân tại lán ven đường
ta đã chia cho nhau từng gói mì tôm, múc cho nhau từng chai nước suối, rồi về nhà hù nhau là có sán
Đoạn đường tiếp theo còn nhiều điều thú vị

Chặng 2: Hạ trại, ngủ đêm giữa rừng già

Đoàn tiếp tục đi tới điểm hạ trại



Rừng già, ít dấu chân người, điểm hạ trại do người dẫn đường chỉ không đẹp về phong thủy. Các hảo tử Toàn tử tế, Hưng biết điều, Quân Ng~, ... đã cân nhắc và chọn được một miếng đất cao, đẹp, nhìn ra bốn phía, hợp phong thủy để hạ trại. 
Một nhóm dọn cây, chặt trúc lót lều  & chuẩn bị cho bữa tối tưng bừng.

Một nhóm tranh thủ tắm suối, trong nhóm có đồng chí Gặp Vắt Lăn Ra Hét

Cả đoàn ăn tối :



Trời tối, sau khi thảo luận về đội Liverpool & Arsenal :D, tiết mục hợp ca dưới ánh lửa bắt đầu.





Ngày 4:
Chặng 1: Ăn tạm bợ, dọn dẹp khẩn trương, thẳng tiến đỉnh TCL
Cơm sống
+ thịt hộp = bữa sáng
Đang ăn cái gì thế này
 Riêng đội này dù đói cũng cười được


Sau hơn 1 h đi bộ từ điểm dựng trại, chúng tôi đã tới đỉnh TCL

Định vị GPS chỉ ra chúng tôi đã tới đúng đỉnh, sai số rất nhỏ
Ảnh cả đoàn trên đỉnh TCL



(Tiếp: Đường về - men suối tìm gỗ Ngọc Am, hiên ngang về thị trấn trên xe tải chở đá ...........)

(Hà Nội có 1 tối mưa, 1 thời gian thuận lợi để viết tiếp)

Chặng 2: Trượt dốc, leo dây rừng xuống núi, lang thang ven suối tìm Ngọc Am
Đường lên đỉnh vất vả, đường xuống thì dễ ngã do dốc & trơn trượt.

Đường về như nhẹ nhàng với tất cả mọi người do các đôi chân đã quen sau 1 ngày đi rừng. 

Lâng lâng cảm xúc sau khi đặt chân lên đỉnh TCL huyền thoại, 1 thành viên trong đoàn đã vượt lên dẫn đầu và lạc đường. Điện thoại không liên lạc được, hò hú không có tiếng trả lời, cả đoàn nháo nhác tìm. Cuối cùng người dẫn đường đã tìm được anh ta đang ung dung đi nhầm đường, nick name Long lạc lối ra đời tờ đó.

Tiếp tục xuống núi với những đoạn phải đu bám rễ cây,

đoàn đi chậm ngắm rừng cây khoe mình dưới nắng,
 đi dọc trên thân cây lớn
 nhìn xuống vùng trũng, nghe tiếng nước chảy, mong tới được lòng suối để tìm chút gỗ Ngọc Am làm kỷ niệm

Dưới men theo con suối, người dẫn đường tìm được một đoạn gốc cây có bề ngoài nhẵn & đen do đã bị nước bào mòn. 
Dùng dao dóc bỏ lớp ngoài, một mùi thơm hơi hắc hắc bay lên, người dẫn đường nhìn vân gỗ, ngửi mùi & nói đây chính là gỗ Ngọc Am., mỗi người trong đoàn mang theo 1 khúc nhỏ làm kỷ niệm.

Dao đẽo từ lõi khúc gỗ Ngọc Am tìm được dưới suối


Đi bộ thêm 1 đoạn đường, chúng tôi đã về tới nhà của người dẫn đường.
Tranh thủ nghỉ ngơi trong chốc lát, đoàn lên xe về thị trấn Vinh Quang để kịp trước trời tối.

Chặng 3: Hiên ngang về thị trấn trên xe chở đá 
<Thôn Chúng Phùng - khoảng giữa chiều>
Một sự cố xảy ra với 1 xe trong đoàn, xe giờ chỉ có thể thả trôi dốc như xe đạp.
Sau hơn 1h thử sửa chữa không thành công, đoàn quyết định đẩy xe xuống xã Túng Sán để tìm hàng sửa xe.
Ủn đẩy lên dốc, thả xe trôi dốc, cuối cùng cũng tới hàng sửa xe ở Túng Sán lúc trời đã tối & sấm chớp báo hiệu 1 cơn mưa sắp tới

<Xã Túng Sán - hàng sửa xe>

Sau gần 2 giờ sửa chữa không có kết quả, xe hỏng tiếp tục được đẩy về thị trấn Vinh Quang.
Ủn đẩy lên dốc, thả xe trôi dốc lại tiếp tục, nhưng dưới bóng tối & dưới 1 cơn giông sắp tới.

Trong lúc mọi người đều mệt mỏi, giữa đường xuất hiện 1 lán của công nhân xây dựng, đoàn thuê 1 xe tải chở đá để chở xe hỏng & nhóm hộ tống. Trải nghiệm mới bắt đầu.
Xe và người được chất lên thùng xe, lái xe không quên trấn an mọi người " ngày nào anh cũng chở đá về thị trấn"


Xóc tới ê ẩm toàn thân, nghiêng ngả theo từng đoạn cua, đoạn dốc đề không văng ra ngoài, cúi đầu tránh cành cây & dây điện, đi dưới trời đang nổi cơn giông... chênh vênh & mệt mỏi nhưng nụ cười chưa bao giờ tắt trên môi các thành viên.

Vất vả rồi cũng qua, thị trấn Vinh Quang hiện ra trước mắt.
Bà chủ nhà nghỉ mắt tròn xoe & đón khách với một câu hỏi quá khó "sao đi bằng xe tải" :)
Các thành viên dồn chút sức còn lại vác xe xuống, ngay đó trời đổ mưa như trút. Vậy là quá may, mưa sớm hơn thì không biết khổ ra sao.