Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Nhẹ chân bước trên con đường quen thuộc
Lòng bình yên tựa cơn gió mua thu
Phố vẫn vậy, con đường xưa vẫn vậy
Hương hoa sữa cuộn theo bước chân ta
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013
Những căn nhà không khung
Trời đổ cơn mưa đầu thu, một cơn mưa lạnh đầu tháng 10. Đi dưới mưa một đoạn đường, cuối cùng tôi cũng thấy một quán nước nhỏ ven đường. Vậy là có chỗ chú chân, uống ly trà nóng cho ấm bụng. Cái thứ trà đá, nhân trần vỉa hè này nhiều báo chí đã kêu ka về mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng rồi đâu lại vẫn đó, không ai đưa ra biện pháp / hành động gì, mọi thứ lại y nguyên như thưở ban đầu.
Dưới mưa rét, căn nhà cao tầng đối diện vẫn tiếp tục hoàn thiện. Muốn xây một căn nhà, đầu tiên phải có mong muốn của chủ nhân, rồi từ đó lập thiết kế, từ thiết kế lập p/á thi công. Khi thi công phải từ làm móng, đóng cọc, dựng dầm tạo khung, rồi tới khi căn nhà thành hình thì mới hoàn thiện. Cái này hỏi công nhân xây dựng nào họ cũng biết.
Các công trình khác trong cuộc sống cũng vậy, bắt đầu từ mong muốn /ham muốn, rồi lập thiết kế, lập kế hoạch vạch ra lộ trình thực hiện, đạt kết quả sơ khai rồi hoàn thiện tới cuối cùng. Lại nhắc lại là cái này một công nhân xây nhà cũng biết. Vậy mà nhiều người lại đi ngược lại, dựng thiết kế sơ sơ, vừa làm vừa tô vẽ sao cho vừa mắt, đến lúc trông kha khá đẹp thì hóa ra nó lại sai mất mục đích ban đầu. Thế là lại sửa thiết kế 1 chút, rồi lại tô vẽ. Và cái mớ bùng nhùng đó cứ tiếp diễn mãi.
Vì sao ?
Cách làm ngược do nhiều nguyên nhân: tư duy lộn xộn, ham ăn xổi, bệnh chủ quan, bệnh thành tích, ... túm lại là nhiều bệnh lắm. Nhưng sửa nó không dễ, bởi đã trình độ cao thì sẽ thường mắc thêm bệnh bảo thủ, và năng khiếu ngụy biện. Mà đôi khi không phải là ngụy biện, họ thực sự tin là họ đang làm đúng.
Lừa người khác không nguy hiểm bằng tự lừa chính mình. Nhưng đâu có dễ để nhận ra, đâu có dễ để nhận ra, đâu có dễ để có được suy nghĩ đơn giản người công nhân xây dựng kia.
Đôi khi, nghĩ đơn giản lại hiểu được những thứ phức tạp.
'Take it easy'
---Hà Nội một ngày đầu thu ----
Dưới mưa rét, căn nhà cao tầng đối diện vẫn tiếp tục hoàn thiện. Muốn xây một căn nhà, đầu tiên phải có mong muốn của chủ nhân, rồi từ đó lập thiết kế, từ thiết kế lập p/á thi công. Khi thi công phải từ làm móng, đóng cọc, dựng dầm tạo khung, rồi tới khi căn nhà thành hình thì mới hoàn thiện. Cái này hỏi công nhân xây dựng nào họ cũng biết.
Các công trình khác trong cuộc sống cũng vậy, bắt đầu từ mong muốn /ham muốn, rồi lập thiết kế, lập kế hoạch vạch ra lộ trình thực hiện, đạt kết quả sơ khai rồi hoàn thiện tới cuối cùng. Lại nhắc lại là cái này một công nhân xây nhà cũng biết. Vậy mà nhiều người lại đi ngược lại, dựng thiết kế sơ sơ, vừa làm vừa tô vẽ sao cho vừa mắt, đến lúc trông kha khá đẹp thì hóa ra nó lại sai mất mục đích ban đầu. Thế là lại sửa thiết kế 1 chút, rồi lại tô vẽ. Và cái mớ bùng nhùng đó cứ tiếp diễn mãi.
Vì sao ?
Cách làm ngược do nhiều nguyên nhân: tư duy lộn xộn, ham ăn xổi, bệnh chủ quan, bệnh thành tích, ... túm lại là nhiều bệnh lắm. Nhưng sửa nó không dễ, bởi đã trình độ cao thì sẽ thường mắc thêm bệnh bảo thủ, và năng khiếu ngụy biện. Mà đôi khi không phải là ngụy biện, họ thực sự tin là họ đang làm đúng.
Lừa người khác không nguy hiểm bằng tự lừa chính mình. Nhưng đâu có dễ để nhận ra, đâu có dễ để nhận ra, đâu có dễ để có được suy nghĩ đơn giản người công nhân xây dựng kia.
Đôi khi, nghĩ đơn giản lại hiểu được những thứ phức tạp.
'Take it easy'
---Hà Nội một ngày đầu thu ----
Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013
Văn hóa ném đá và phê bình lấy lệ
Văn hóa ném đá
Không biết từ bao giờ hình thành thuật ngữ "ném đá". Cứ có gì mới lạ, không cần biết hay hay không là mọi người hụ nhau cùng búa rìu, mà gọi đúng thuật ngữ là "ném đá".
Thời trung cổ, phạm nhân trọng tội bị trói, cho ném đá tới chết. Lúc xảy ra xô xát, người ta cũng dùng đá ném nhau bươu đầu mẻ trán. Từ lịch sử đã thấy từ ném đá gắn với sự thù ghét, tiêu cực. Tới thời hiện đại có thêm khái niệm "ném đá tập thể" "ném đá cho vui".
Vậy là cứ có cơ hội là cả làng nước lại hò zô ta đi ném đá. Người ném đá thì vui, nhưng lâu dần cũng chả còn vui vì họ hành động theo trào lưu, có kịp cảm xúc gì đâu mà vui. Còn người bị ném đá thì tha hồ lãnh hậu quả
Từ chuyện ném đá, châm chọc người khác lại vắt sang chuyện góp ý, phê bình. Một đằng là tiêu cực đả phá, 1 đằng là góp ý xây dựng, ấy vậy mà không phải vậy.
Phê bình lấy lệ
Thường khi xây một cái nhà, quan trọng nhất là lên thiết kế móng, khung, thiết kế không gian. Rồi sau đó mới tới công đoạn xây, sửa, hoàn thiện.
Vậy mà nhiều cái nhà xây gần xong, đang sơn tút tát hoàn thiện lại có người quay lại góp ý nên chỉnh lại khung, sửa lại móng. Gia chủ mà thiếu tỉnh táo là bị mấy siêu nhân góp ý này quay cho tít mù.
Thêm một cái hay là họ tham gia từ đầu, nhìn cái thiết kế móng, khung thì lờ đi vì đâu có hiểu mà tham gia trực diện.
Rốt cục phê bình và góp ý vốn để cùng cải tạo mọi thứ lại trở thành lấy lệ để một số người thể hiện vẫn còn có họ.
Văn hóa ném đá, phê bình lấy lệ tuy khác nhau nhưng cùng biểu hiện một cách sống ngày càng hời hợt hơn, thiếu đi cảm xúc, cái tôi của mỗi cá nhân. Đánh mất chính mình mới là mất tất cả, thật đó
Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013
Bụt chùa nhà
(Bài viết về các giá trị quanh ta, gần xa, xa gần)
Tôi có một nhóm bạn cũ ra thăm HN, muốn tìm một địa điểm ấm cúng, không ồn ào để bạn bè lâu ngày gặp nhau tiện trò chuyện. Dám chắc đội này lại đọc sách báo ở đâu đó về Hà Nội cổ kính.
Không sao, tôi sẽ chiều các bạn. Bộ nhớ chứa đầy thông tin của tôi cũng được dịp sử dụng. Chà, một quán cũ trên phố cổ, một quán cafe sách ở góc phố Nguyễn Du, quán nhạc Trịnh trên ngõ nhỏ Ngô Tất Tố, ...cuối cùng địa điểm được chọn là một quán trà gần nhà. Quán có vườn cây, rộng thoáng, không gian được bài trí khéo để tạo cảm giác ấm cúng. Tuy mình không biết gì về trà đạo nhưng về không gian, địa điểm như vậy là đạt yêu cầu.
Trời bắt đầu vào thu, mưa lất phất và không khí hơi se lạnh. Cuộc trò chuyện bắt đầu bằng việc cập nhật thông tin về cuộc sống mỗi người, tiếp đến là chuyện kể về những nơi các bạn đã tới trong vài ngày ở tại HN. Từ lăng, đền, thành cổ, bảo tàng, làng nghề,... đều được kể say sưa, mô tả với những cảm nhận riêng.
Lạ thật, tôi đều đã tới những nơi này, nhưng cảm nhận không sâu sắc bằng các bạn, tôi đã bỏ sót gì chăng ?
Về phần mình, tôi hứa sẽ dẫn các bạn qua những con phố đêm vắng lặng, đi dưới hương hoa sữa nồng nàn, ghé những quán nhỏ ven đường,... những nơi bình dị mà các bạn không thấy trên sách báo.
Những lúc bạn bè vui gặp nhau thì thời gian trôi thật nhanh, quán vẫn đông khách nhưng đã tới giờ đóng cửa. Hà Nội là vậy, quán không được mở quá khuya. Cũng nên để các bạn về nghỉ lấy sức, để ngày kế tôi còn thực hiện lời hứa của mình.
Tôi trở về nhà, mang theo mình một chút băn khoăn.
Tại sao mình đã tới những nơi đó nhưng lại bỏ sót nhiều như vậy ?
Những giá trị tồn tại quanh ta, gần ta thường ít được chú ý hơn. Trái lại, chúng ta mở lòng mình, háo hức với những giá trị ở xa, từ những nơi lạ lẫm. (Thật may tìm được từ 'giá trị' có lẽ bao quát được khá rộng.)
Mọi người đều sống hối hả, có thời gian nghỉ thì đi du lịch tỉnh khác, có thời gian và kinh tế tốt hơn thì du lịch nước ngoài, bỏ lỡ nhiều cái đẹp ngay tại nơi họ sống.
Cuộc sống vẫn vậy, chúng ta sống tự nhiên & bỏ sót rất nhiều, những giá trị cũng tồn tại quanh ta, ở gần, ở xa, và cũng sẽ mất đi rất tự nhiên nếu không được gìn giữ.
Phật chỉ có một, Phật tại tâm, đâu có phật chùa lớn thiêng hơn phật chùa nhỏ, đâu có phật chùa xa thiêng hơn chùa gần
Giá trị tốt đẹp nhất nằm trong mỗi con người.
PS: uống trà đặc mất ngủ hơn uống cafe.
Tôi có một nhóm bạn cũ ra thăm HN, muốn tìm một địa điểm ấm cúng, không ồn ào để bạn bè lâu ngày gặp nhau tiện trò chuyện. Dám chắc đội này lại đọc sách báo ở đâu đó về Hà Nội cổ kính.
Không sao, tôi sẽ chiều các bạn. Bộ nhớ chứa đầy thông tin của tôi cũng được dịp sử dụng. Chà, một quán cũ trên phố cổ, một quán cafe sách ở góc phố Nguyễn Du, quán nhạc Trịnh trên ngõ nhỏ Ngô Tất Tố, ...cuối cùng địa điểm được chọn là một quán trà gần nhà. Quán có vườn cây, rộng thoáng, không gian được bài trí khéo để tạo cảm giác ấm cúng. Tuy mình không biết gì về trà đạo nhưng về không gian, địa điểm như vậy là đạt yêu cầu.
Trời bắt đầu vào thu, mưa lất phất và không khí hơi se lạnh. Cuộc trò chuyện bắt đầu bằng việc cập nhật thông tin về cuộc sống mỗi người, tiếp đến là chuyện kể về những nơi các bạn đã tới trong vài ngày ở tại HN. Từ lăng, đền, thành cổ, bảo tàng, làng nghề,... đều được kể say sưa, mô tả với những cảm nhận riêng.
Lạ thật, tôi đều đã tới những nơi này, nhưng cảm nhận không sâu sắc bằng các bạn, tôi đã bỏ sót gì chăng ?
Về phần mình, tôi hứa sẽ dẫn các bạn qua những con phố đêm vắng lặng, đi dưới hương hoa sữa nồng nàn, ghé những quán nhỏ ven đường,... những nơi bình dị mà các bạn không thấy trên sách báo.
Những lúc bạn bè vui gặp nhau thì thời gian trôi thật nhanh, quán vẫn đông khách nhưng đã tới giờ đóng cửa. Hà Nội là vậy, quán không được mở quá khuya. Cũng nên để các bạn về nghỉ lấy sức, để ngày kế tôi còn thực hiện lời hứa của mình.
Tôi trở về nhà, mang theo mình một chút băn khoăn.
Tại sao mình đã tới những nơi đó nhưng lại bỏ sót nhiều như vậy ?
Những giá trị tồn tại quanh ta, gần ta thường ít được chú ý hơn. Trái lại, chúng ta mở lòng mình, háo hức với những giá trị ở xa, từ những nơi lạ lẫm. (Thật may tìm được từ 'giá trị' có lẽ bao quát được khá rộng.)
Mọi người đều sống hối hả, có thời gian nghỉ thì đi du lịch tỉnh khác, có thời gian và kinh tế tốt hơn thì du lịch nước ngoài, bỏ lỡ nhiều cái đẹp ngay tại nơi họ sống.
Cuộc sống vẫn vậy, chúng ta sống tự nhiên & bỏ sót rất nhiều, những giá trị cũng tồn tại quanh ta, ở gần, ở xa, và cũng sẽ mất đi rất tự nhiên nếu không được gìn giữ.
Phật chỉ có một, Phật tại tâm, đâu có phật chùa lớn thiêng hơn phật chùa nhỏ, đâu có phật chùa xa thiêng hơn chùa gần
Giá trị tốt đẹp nhất nằm trong mỗi con người.
PS: uống trà đặc mất ngủ hơn uống cafe.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)